Bạn đã rất nhiều lần đặt ra mục tiêu học tiếng Anh cho bản thân nhưng lại từ bỏ từ bỏ giữa chừng? Bạn cảm thấy mệt mỏi với việc học, cần một “động lực” để tiếp tục, thì bài viết này hoàn toàn phù hợp với bạn đấy. Hãy cùng IE tìm những bí quyết để đốt cháy ngọn lửa trong bạn và những động lực học tiếng Anh hiệu quả nhé!
1. Tại sao bạn thiếu động lực học tiếng Anh?
Có một điều chắc chắn là đã không dưới một lần bạn có động lực mạnh mẽ với việc học tiếng Anh:
- Sau khi phát hiện vị trí mình muốn ứng tuyển yêu cầu tiếng Anh.
- Sau khi gặp một người ngoại quốc trên đường mà ậm ừ không biết nói gì.
- Sau khi biết còn 2 ngày nữa là đến kỳ thi cuối khóa…
Có hàng ngàn lý do để bạn có hứng thú, động lực để học tiếng Anh, nhưng áp dụng vào thực tế, hứng thú đó kéo dài bao lâu? Có thể là 3 tháng? Có thể là 3 ngày? Hay ngày sau 30 phút vật lộn với một đề thi tiếng Anh? Quan trọng nhất, có lý do nào cho điều đó?
Học tiếng Anh một cách “ép buộc”
Tất nhiên là không phải ai bắt ép bạn học cả (hoặc có thể là có) là bạn đang ép chính mình học tiếng Anh.
Thử nghĩ mà xem, học tiếng Anh là trải nghiệm như thế nào đối với bạn? Ngồi vào bàn, những tập đề dày cộp, bài đọc dài hàng trang, những cấu trúc ngữ pháp khô khan,… Bạn chưa tìm thấy được niềm vui với ngôn ngữ.
Không thấy được lợi ích trước mắt của việc học
Chúng ta thường dễ dàng bỏ cuộc khi không thấy được lợi ích tức thời.
Tập thể hàng ngày dục giúp khỏe mạnh và duy trì vóc dáng, nhưng tập một, hai buổi thì chẳng tạo nên được thay đổi gì nhiều. Chưa kể đến việc bạn hoàn toàn có thể thư giãn trên sofa với món ăn vặt ưa thích thay vì phải đổ mồ hôi.
Việc học tiếng Anh cũng vậy, bỏ ra 30 phút để luyện nghe không giúp bạn có một công việc tốt vào ngay ngày mai. Chính vì thế, những mục tiêu mà bạn đặt ra: nói tiếng Anh như người bản địa, đi du học nước ngoài,… đều quá xa vời. Những lý do này đủ đủ lớn để bạn bắt đầu, nhưng sẽ không đủ lớn để tạo nên động lực học trong một thời gian dài.
Không áp dụng được kiến thức mình học
Điều này diễn ra khi bạn đang coi tiếng Anh chỉ là một môn học thay vì là một công cụ. Ngoài việc để làm bài tập ngữ pháp thì bạn dùng tiếng Anh nhiều không?
Đây là một số công dụng của tiếng Anh mà bạn có thể tìm trên Internet:
- Tiếng Anh giúp bạn dễ dàng kết nối với thế giới
- Tiếng Anh giúp bạn học tập và nghiên cứu không giới hạn
- Tiếng Anh giúp bạn có mức thu nhập cao
Ngoài ra còn có rất nhiều điều bổ ích khác mà tiếng Anh có thể giúp bạn. Chỉ cần bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất: kết bạn với một người nước ngoài, dịch bài hát ưa thích sang tiếng Việt hay là làm một công việc part time sử dụng tiếng Anh,… Đó là cách bạn đưa tiếng Anh trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày.
2. Bí quyết duy trì động lực học tiếng Anh
Xây dựng niềm đam mê với ngôn ngữ
Đây chính là động lực học tiếng Anh thứ 2 mà mình đã nhắc tới: học vì sở thích.
Nếu lỡ như bạn là một học sinh ban tự nhiên và những năm trên ghế nhà trường đã để lại ấn tượng quá “ám ảnh” với tiếng Anh thì làm sao? Thực ra điều này không hề khó. Ngôn ngữ bản thân nó đã rất đẹp, chỉ là bạn chưa nhận ra mà thôi. Hãy bắt đầu với cách nhẹ nhàng nhất: bắt đầu từ sở thích của bản thân.
Nếu bạn thích xem phim, đừng ngại ngần gì khi xem các bộ phim học tiếng Anh: những bộ phim phim bom tấn Hollywood hay phim cổ điển Anh,… có quá nhiều sự lựa chọn thú vị.
Nếu bạn thích âm nhạc, thì Billboard với các bảng xếp hạng từ Rock, Dance, R&B, Rap đến nhạc đồng quê, Jazz,… Hay top các bài hát tiếng Anh hay nhất mọi thời đại,…
Nếu bạn thích nấu ăn, Master Chef hay Chopped là những chương trình ẩm thực lớn hàng đầu thế giới.
Khi bạn xem những chương trình ưa thích sẽ kích thích sự tò mò, muốn tìm hiểu về văn hóa của người bản địa và ngôn ngữ của họ.
Bên cạnh đó, bạn có thể đa dạng hóa các hình thức học của bản thân. Không phải ngày nào cũng học từng đấy nội dung, từng đấy từ vựng và cấu trúc, hãy làm cho những giờ học trở nên thú vị nhất có thể. Nếu hôm qua bạn đã làm quá nhiều bài tập ngữ pháp, vậy hôm nay có thể nghe nhạc hoặc xem một bộ phim tiếng Anh, và học từ vựng tiếng Anh từ đó.
Hãy nghỉ ngơi đúng lúc, nhưng cũng quay lại đúng thời điểm
Lúc mới bắt đầu bạn có thể có động lực học tiếng Anh lớn và đặt ra kỳ vọng rất cao cho bản thân, học với khối lượng lớn mà không cần nghỉ ngơi. Điều này chỉ làm cho bạn dần cảm thấy mệt mỏi và chán nản.
Tất nhiên bạn nên học tiếng Anh thường xuyên nhất có thể, nhưng chúng ta luôn cần nghỉ ngơi!
Hãy thiết kế cho mình một thời khóa biểu học tiếng Anh hàng ngày phù hợp nhất. Và nếu một ngày cảm thấy quá mệt và hoặc bận rộn, bạn có thể bỏ qua việc học tiếng Anh. Chỉ cần đảm bảo quay trở lại vào ngày hôm sau. Còn nếu bạn đang đi nghỉ dưỡng hoặc du lịch, thì cứ thư giãn và tận hưởng kỳ nghỉ của mình, và nhớ tiếp tục việc học ngay sau đó nhé!
Chìa khóa quan trọng nhất là hãy biến tiếng Anh thành thói quen hàng ngày, và hãy luôn trở lại với nó. Không nên để bản thân bận rộn đến nỗi bạn quên học trong nhiều tuần và nhiều tháng. Tìm một nhịp điệu phù hợp với cuộc sống của bạn, và đủ linh hoạt để điều chỉnh nó khi cần thiết.
Chia nhỏ mục tiêu và ghi lại quá trình học của mình
30 phút học tiếng Anh mỗi ngày chưa phải là một mục tiêu đủ cụ thể để thôi thúc bạn bắt đầu việc học. Mỗi sáng khi thức dậy hãy ghi ra mục tiêu cụ thể cho mình.
“Dịch bài hát Lemon Tree sang tiếng Việt” hoặc “học từ mới đã note từ bộ phim Forrest Gump” sẽ là mục tiêu cụ thể và hấp dẫn hơn vì nó như một nhiệm vụ đã được “cài đặt” trong đầu.
Ngoài ra, ngoài việc có một lộ trình học tiếng Anh từ A-Z, hãy khi lại từng thành quả, và đánh dấu bạn đang ở đâu trong lộ trình đó hàng ngày. Nghĩ về sự tiến bộ của bản thân luôn là một động lực lớn, biết được mình ở đâu sẽ giúp bạn không thấy mục tiêu của bản thân quá mờ mịt và xa xôi.
Hãy sử dụng tiếng Anh nhiều nhất có thể
Hãy để tiếng Anh trở thành một phần trong cuộc sống của bạn. Điều này thực sự rất dễ: cài tiếng Anh là ngôn ngữ cho điện thoại của bạn, đọc một cuốn sách/bài báo tiếng Anh, gửi tin nhắn cho một người bạn ngoại quốc hay chỉ đường một khách du lịch,…
Sử dụng tiếng Anh từ những điều nhỏ nhất cũng có thể đem đến động lực cho việc học của bạn.
Khi bạn thấy các bài học phát âm giúp bạn hiểu được một đoạn hội thoại tiếng Anh trong thang máy, bạn sẽ có động lực để học tiếng Anh hơn nữa.
Nếu bạn ghi nhớ một vài từ trong list từ vựng của mình và sau đó bạn bắt gặp chúng trong một bộ phim hoặc một bài viết, bạn sẽ muốn học thêm nhiều từ nữa,…
Vậy nên nếu có bất kỳ cơ hội để đàm thoại tiếng Anh với người nước ngoài, đừng ngại ngùng nhé!
Tìm một người bạn đồng hành cùng học tiếng Anh
Bạn có từng nghe đến cụm từ “peer pressure” – áp lực ngang hàng chưa?
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng có một người bạn cùng đồng hành là một trong những động lực học tiếng Anh hiệu quả nhất.
Ví dụ, nếu bạn muốn xây dựng thói quen tập thể dục hàng ngày, có lẽ khá khó để rời giường và vận động một mình. Nhưng nếu có thêm một người hẹn bạn 4h sáng tại phòng gym, bạn sẽ muốn đi hơn nhiểu.
Áp dụng trong việc học tiếng Anh như thế nào? Bạn có thể rủ một người bạn cùng học cùng, hoặc tham gia các nhóm học tiếng Anh trên Facebook hoặc các trang web học tiếng Anh với người nước ngoài:
IELTS expert