Bài học trên ứng dụng Duolingo
Bài học ở ứng dụng Duolingo được chia thành từng unit với chủ đề riêng, và trong mỗi unit sẽ có nhiều bài học và mỗi bài học sẽ có 5 level với độ khó tăng dần. Chỉ khi bạn học đã hoàn thành các bài ở unit cũ thì ứng dụng sẽ tiếp tục giới thiệu những unit mới.
Những từ vựng mới sẽ được dạy qua phương pháp hình ảnh và điểm ngữ pháp sẽ được giải thích ở đầu bài học. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể xem lại từ vựng và ngữ pháp qua phần ‘’tips’’ ở mỗi bài học. Ngoài ra, Duolingo còn cung cấp các bài học qua các dạng bài tập nghe-nói, flashcard, sắp xếp câu và các câu hỏi trắc nghiệm để bạn có thể tìm hiểu các từ, cụm từ và đặt câu. Đặc biêt ở dạng bài sắp xếp câu, bạn sẽ được cho một câu từ ngôn ngữ nguồn (source language) và yêu cầu phải sắp xếp thành một câu đúng ngữ pháp bằng ngôn ngữ mục tiêu (target language), điều này cũng có thể ngược lại ở trong vài bài tập.
Vào cuối mỗi bài học, bạn sẽ nhận được một bản báo cáo về tiến độ cũng như là là số ngày mà bạn đã hoàn thành trên Duolingo. Khi bạn đã hoàn thành bài học, bạn sẽ thấy một màn hình khác với những sự lựa chọn như ‘’regular practice’’ hoặc ‘’hard practice’’ để chọn mức độ bài tập bình thường hoặc khó cho phần ôn tập của bạn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được nhận những lời nhắc từ ứng dụng hàng ngày để nhắc nhở về việc học và duy trì chuỗi ngày học của bản thân.
Cách học được khuyến khích bởi Duolingo
Duolingo không hề có sự bắt buộc nào về cách học ngôn ngữ trên nền tảng này nhưng Duolingo vẫn khuyến khích bạn tham khảo cách học sau để có thể vừa ôn tập được bài cũ và học được bài mới. Đó chính là sau khi đạt được được level 1 ở một bài học mới bạn sẽ dành thời gian quay lại học bài học cũ để nâng level của bài học đó lên, và cứ tiếp tục như vậy ở những bài tiếp theo.
Cách học này được Duolingo khuyến khích bởi vì nó sẽ giúp bạn vừa có cái nhìn tổng quan và bao quát cho bài học mới vừa có thể ôn tập, củng cố kiến thức cũ. Đồng thời, sự kết hợp giữa việc học bài học cũ và mới cùng lúc sẽ giúp bạn nhớ kiến thức lâu hơn và cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc nhớ kiến thức cũ. Đây cũng là cách để bạn không cảm thấy quá nhàm chán trong việc học một bài học với những ngữ pháp và từ vựng giống nhau trong trong một thời gian dài.
Duolingo cũng sử dụng biểu tượng ‘’trái tim’’ để hiển thị số lần mà bạn có thể làm sai bài tập trong một bài học. Nếu bạn không còn biểu tượng ‘’trái tim’’ do đã làm sai quá nhiều lần thì bạn sẽ phải quay lại bài học cũ và dành thời gian học lại những kiến thức cũ để có thêm biểu tượng này. Những biểu tượng này cũng sẽ được cập nhật mỗi ngày. Duolingo có cách làm như vậy là do nhiều nghiên cứu của nền tảng này cho biết nhiều bạn thường bỏ qua việc ôn lại kiến thức cũ mà chỉ tập trung vào những bài học mới. Đây là cách mà Duolingo khuyến khích bạn học chú trọng hơn vào kiến thức và ôn tập lại những kiến thức đã được tiếp thu trước đó.
IELTS expert