Hai chương trình hỗ trợ du học sinh cho việc định cư ở Mỹ

0
39

Chương trình định cư Mỹ EB-5 diện đầu tư và chương trình lao động phổ thông diện EB-3 giúp du học sinh được miễn học phí, lại có thể chuyển diện sang visa định cư.

Đầu tư EB-5 là chương trình đầu tư lấy thẻ xanh Mỹ cho cả gia đình được quốc hội Mỹ ban hành vào năm 1990 với mục đích chính là tạo ra công ăn việc làm cho người dân Mỹ. Với mức đầu tư 800.000 USD cả gia đình nhà đầu tư nhận thẻ xanh và hưởng trọn quyền lợi của công dân Mỹ. Nếu đầu tư vào dự án EB-5 an toàn, thỏa các điều kiện của Sở di trú và Nhập tịch Mỹ (USCIS) như: dự án thuộc vùng TEA (thất nghiệp cao, nông thôn), tạo đủ 10 việc làm cho người bản xứ, duy trì tiền đầu tư tối thiểu hai năm thì sẽ được hoàn vốn tối đa sau 4 năm.

Chương trình lao động EB-3 dành cho lao động phổ thông được một nhà tuyển dụng tại Mỹ bảo lãnh làm việc. Đây là chương trình cấp thẻ xanh trực tiếp, cho phép người lao động được đưa cả gia đình, bao gồm vợ, chồng và con cái dưới 21 tuổi nhập cư vào Mỹ. Nếu là du học sinh đang học tập tại Mỹ có thể chuyển diện từ visa du học F1 sang visa định cư.

Bà Hoàng Diệp Trúc - chuyên gia di trú hơn 10 năm kinh nghiệm chia sẻ về các chương trình du học kết hợp định cư Mỹ.

Bà Hoàng Diệp Trúc chia sẻ về lợi thế của EB-5 chương trình định cư Mỹ lấy Thẻ Xanh cho cả gia đình. Ảnh: Citizen Pathway

Đặc biệt, cả hai chương trình này đều giúp du học sinh sở hữu thẻ Xanh hợp pháp và có thể xin quốc tịch sau 5 năm sinh sống tại Mỹ.

Thực tế, sinh viên nước ngoài sở hữu tấm thẻ Xanh Mỹ sẽ được hưởng nhiều quyền lợi về giáo dục, y tế, bảo hiểm, an sinh xã hội…, như miễn học phí từ cấp một tới cấp ba tại các trường công, được học những ngành chỉ dành cho công dân hoặc thường trú nhân Mỹ; làm việc không giới hạn tại Mỹ; ứng cử và những vị trí cấp cao của bộ máy nhà nước…

Tuy nhiên, thách thức liên quan đến việc ở lại Mỹ sau tốt nghiệp vẫn là một vấn đề lớn đối với du học sinh. Visa du học không phải là visa định cư và không trực tiếp dẫn đến việc cấp thẻ Xanh hay công dân Mỹ. Để chuyển từ tình trạng tạm thời của du học sinh sang cư trú lâu dài hoặc định cư tại Mỹ, sinh viên cần nắm vững các quy định về nhập cư, tìm hiểu chương trình chính thống có thể ở lại Mỹ sau tốt nghiệp và chuẩn bị một lộ trình cụ thể.

Bà Hoàng Diệp Trúc - chuyên gia di trú hơn 10 năm kinh nghiệm chia sẻ về các chương trình du học kết hợp định cư Mỹ.

Bà Hoàng Diệp Trúc – chuyên gia di trú hơn 10 năm kinh nghiệm chia sẻ về các chương trình du học kết hợp định cư Mỹ. Ảnh: Citizen Pathway

Đại diện của Citizen Pathway, bà Hoàng Diệp Trúc chia sẻ thêm, với số lượng sinh viên quốc tế đông, du học sinh Việt sẽ gặp nhiều hạn chế về việc làm khi vừa phải cạnh tranh với người bản địa, vừa phải cạnh tranh với sinh viên đến từ 200 quốc gia trên thế giới. Nếu hết hạn visa du học mà chưa tìm được việc làm hay công ty bảo lãnh thì phải quay trở về nước. “Trước những thách thức này, việc hiểu rõ các lựa chọn và đường đi để ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp trở nên quan trọng”, bà Diệp Trúc nói.

Đối mặt với những thách thức và cơ hội trong hành trình định cư Mỹ, Citizen Pathway – Đơn vị tư vấn di trú 10 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ luật sư di trú sẽ giúp du học sinh và phụ huynh hiểu rõ về định cư Mỹ, cầu nối giúp du học sinh vượt qua rào cản pháp lý và thủ tục di trú phức tạp. Trong suốt quá trình chuẩn bị hồ sơ, Citizen Pathway hỗ trợ từ nộp đơn lên Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ đến khi sở hữu thẻ Xanh và hòa nhập vào xã hội Mỹ.

Nguồn: New York University

Sinh viên Đại học New York trong lễ tốt nghiệp tháng 5/2023. Ảnh: New York University

Theo báo cáo Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế Mỹ (IIE), có hơn 21.900 sinh viên người Việt đến Mỹ trong năm 2022 – 2023, giúp Việt Nam đứng trong top 5 quốc gia có số lượng du học sinh tại Mỹ cao nhất.

Tổng cộng, du học sinh Việt đóng góp cho nền kinh tế Mỹ là 816 triệu USD, tăng so với 721 triệu USD của năm học trước.

Xét theo từng bậc học, du học sinh Việt Nam đến Mỹ chủ yếu để học đại học, cao đẳng với gần 14.300 người. Tiếp đó là học viên sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ) với hơn 3.760 người. Còn lại là người Việt theo các chương trình không cấp bằng hoặc trong diện ở lại thực tập sau tốt nghiệp (OPT).

Nguồn: VNExpress/ Thế Đan