IELTS: Bắt đầu ở đâu, bắt đầu như thế nào để không lạc hướng?

0
981

HỌC IELTS THÌ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

_______

Mơ hồ là khi bạn cần hành động nhưng lại ngồi nghĩ quá nhiều. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn không phải nghĩ nhiều nữa mà bắt tay ngay vào học ielts nhé!

Với “tín ngưỡng” của mình thì Từ vựng – Ngữ Pháp – Phát âm là 3 yếu tố chính để bạn chinh phục mọi cuộc thi về ngôn ngữ. Chắc 3 cái này rồi, cái bạn cần chỉ là ôn luyện theo cấu trúc đề thôi. Tư duy đơn giản thì bắt đầu sẽ chẳng khó khăn. Có những lúc bạn cần lao vào làm thì lại cứ ngồi mà nghĩ quá nhiều rồi cảm thấy mơ hồ thôi chứ chẳng được tích sự gì đâu ^^

1. PHÁT ÂM BẮT ĐẦU NHƯ THẾ NÀO.

Các bạn đã từng nghe người học tiếng Anh phàn nàn là mình phát âm không “hay”? Và vì thế không thể đạt band cao? Và chỉ có accent hay thì mới được band cao?
Sự thật là việc đầu tiên cần làm là phát âm đúng, chứ không phải hay; và giám khảo cũng chấm band phát âm đúng chứ không phải phát âm hay. Accent có thể dễ nghe hoặc không. Nhưng phát âm chỉ có 2 thái cực thôi: Đúng và Sai.
Để phát âm đúng, các bạn cần thực hiện lần lượt 05 bước sau.
Bước 1. Làm chủ tất cả các âm trong tiếng Anh
Bảng 44 âm trong tiếng Anh các bạn có thể tham khảo tại đây: http://bit.ly/IPA_Chart
Ở bước này các bạn nên sử dụng một số cuốn sách phát âm, dù cũ nhưng vẫn rất cool, như Pronunciation Workshop & Pronunciation in Use Elbạnentary.
Với các bạn chưa phát âm tốt, mình nghĩ các bạn nên đi học 1 lớp phát âm phù hợp, nơi các mình cô hướng dẫn cụ thể vị trí đặt răng, môi, lưỡi để âm đúng. Nếu các bạn không chắc nền tảng này thì càng học về sau sẽ càng đuối, như xây nhà không có móng, và không thể đạt band Lis-Speak cao.
Đặc biệt các bạn nên sửa 06 âm cơ bản mà người Việt hay sai nhất, bao gồm: θ, ð, s, ʃ, ʒ, ʤ. Sửa xong 6 âm này, tuyệt nhiên chúng ta sẽ bước sang một trình độ mới.
KHUYẾN CÁO: việc tự luyện phát âm trong giai đoại này có thể dẫn tới việc sai thành hệ thống và khó sửa về lâu dài nếu bạn không tự nhận ra và sửa được các lỗi phát âm của mình. bạn có thể tìm một người bạn phát âm tốt, hoặc tham dự một lớp phát âm tốt nếu có điều kiện. Đây là nền tảng quan trọng để học IELTS trong các giai đoạn sau.
Bước 2. Luyện phát âm với các từ đơn âm tiết, tới 2, 3, 4 âm tiết.
Vẫn với các tài liệu y hệt như trong Bước 1, nhưng yêu cầu ở Bước 2 cao hơn một chút. Đó là phát âm được thành các từ.
Để phát âm được các từ, các bạn sẽ cần làm được 2 điều: (1) học thật kỹ trọng âm của từ, và (2) phát âm chuẩn được tất cả các âm cuối.
(1) Học thật kỹ trọng âm của từ.
Nguyên tắc xử lý khi một âm là trọng âm: âm đó sẽ được phát âm dài hơn, to hơn và cao hơn. Ngược lại với những âm không phải trọng âm: âm đó sẽ được phát âm ngắn, bé và giọng thấp.
Bảng từ một số từ người học rất hay sai trọng âm:
– eCOnomy | eCoNOmic | eCoNOmical | eCOnomist
– INstrument | INstruMENtal – INdustry | inDUStrial
– INterest | INterested IPA: / IN-tris-tid /
– INtegrate | INteGRAtion
– DORmitory – HIStory – laBOratory
– SUpermarket | TElevision | NEcessary | COMfortable | poLICE
– HOSpital | hosPItable | HOspiTAlity
Ngoài ra với tất cả các từ khác, các bạn sẽ cần từ điển có hiển thị trọng âm chuẩn để tra từ mình cần. Từ điển chuẩn: http://bit.ly/Oxford_OALD
(2) Luyện tập đọc chuẩn âm cuối
Người Việt thường có thói quen “quên” âm cuối, hoặc một số người khác là “thừa” âm cuối. bạn muốn phát âm tốt hơn phần lớn người học tiếng Anh khác?
Hãy tập luyện để luôn luôn phát âm các âm cuối của tất cả mọi từ chúng ta gặp, không chỉ là các âm: -s, -z rất thường gặp mà cả các âm nâng cao hơn một chút như: -st, -ts, -sts, -kt, -kts.
Bước 3. Luyện đọc các đoạn văn ngắn đơn giản
Để nói được thành câu, các bạn cần phải nắm vững được 2 yếu tố quan trọng: (1) nối âm (linking sounds) và (2) trọng âm trong câu (sentence stress).
(1) Nối âm (linking sounds)
Linking sounds là các âm nối giữa 2 từ liên tiếp trong câu. Có 4 dạng linking sounds khác nhau: nối phụ âm với nguyên âm (C+V), nối chuỗi phụ âm với nguyên âm (CC+V), nối phụ âm với phụ âm (C+C) và nối chuỗi phụ âm với phụ âm (CC+C).
– Nếu nối phụ âm với nguyên âm, thì ta tách phụ âm cuối cùng ra và nối với nguyên âm của từ tiếp theo
– Nếu nối phụ âm với phụ âm, thì ta tách phụ âm cuối cùng ra, tạo khẩu hình nhưng không bật hơi phụ âm thứ nhất, giữ yên lặng trong 1 khoảng thời gian rất ngắn, rồi bật hơi ở phụ âm của từ tiếp theo.
Để luyện tập, các bạn có thể tìm rất nhiều bài tập online. Ví dụ như bài này: http://bit.ly/Linking_sounds
(2) Trọng âm câu (Sentence stresses)
Nguyên tắc cơ bản của trọng âm câu là đặt stress vào từ mang thông tin (content words) và không nhấn vào tất cả các từ chỉ có ý nghĩa về ngữ pháp (structure words).
Những từ mang thông tin (content words) thường là:
– Động từ chính trong câu
– Danh từ
– Tính từ
– Trạng từ
– Negative auxiliaries (ví dụ: DON’T, AREN’T, CAN’T)
Những từ chỉ có ý nghĩa về ngữ pháp (structure words) thường là:
– Đại từ
– Giới từ
– Mạo từ
– Liên từ
– Auxiliaries verbs (ví dụ: do, be, have, can, must)
Lưu ý: trong bài Speaking hoặc trong hội thoại thực sự, nguyên tắc trên có rất nhiều ngoại lệ tùy theo điều người nói thực sự muốn nhấn mạnh trong câu.
Ở tầm nâng cao, sentence stresseslà yếu tố quan trọng cấu thành Nhịp điệu (Rhythm), Ngữ điệu (Intonation) của câu, những yếu tố tạo nên band 7+ của Pronunciation. Tuy nhiên trong phần hướng dẫn Cơ bản này, chúng ta sẽ dừng lại ở trình độ band 6.
Tài liệu quan trọng để bạn luyện trong giai đoạn này là các đoạn văn ngắn với từ vựng ở mức cơ bản. Bộ tài liệu này các bạn hoàn toàn có thể download tại đây:
Giai đoạn này các bạn cũng có thể sử dụng cuốn Pronunciation in Use Intermediate. Ngoài ra chương về Stress & mẫu các hội thoại trong cuốn Spoken English cũng là một nội dung rất hay để học theo. Nếu các bạn cần link download tài liệu này thì comment “EXTRA” nhé, mình và IPP sẽ gửi cho các bạn link đăng ký nhận.
Giờ bạn đã sẵn sàng cho Bước 4 rồi!
Bước 4: Luyện Rhythm và Intonation
(1) Luyện Rhythm
Đối với Rhythm, đặc biệt là sau khi học về Sentence Stresses, bạn cần nhớ rằng quãng thời gian giữa các trọng âm của câu nên căn càng bằng nhau càng tốt. Ví dụ trong câu:
– There was a phoTOgrapher at the CORner of the STREET.
Với 3 trọng âm là “TO”, “COR” và “STREET” thì khoảng cách thời gian giữa 3 âm này là giống nhau, bất kể số lượng âm ở giữa là bao nhiêu. Điều này có nghĩa là có 1 số âm bạn phải chủ động nói chậm lại – trong khi một số âm khác là nhanh hơn bình thường.
Lưu ý, chúng ta nên hướng tới việc khoảng cách thời gian giữa các trọng âm là bằng nhau, chứ không phải thực hiện 100% như máy đbạn nhịp vì điều này là bất khả thi.
(2) Luyện Intonation
Qua bước 3, phần trọng âm câu của bạn đã khá vững. Khi đó nghiễm nhiên bạn đã có intonation ở mưc độ cơ bản! Tất cả trọng âm bạn đã nhấn, nâng cao giọng, đọc to và dài hơn; và làm ngược lại với các âm không phải trọng âm. Lúc đó Intonation patterns đã xuất hiện khá rõ ràng.
Tuy nhiên nếu bạn chỉ làm như vậy, bạn mới chỉ đang ở mức intonation cơ bản, và chưa thể chia ra cụ thể trong trường hợp người nói cần sử dụng intonation thế nào.
Để nâng cao hơn, nếu không được sống trong một môi trường nói tiếng Anh, thì mình nghĩ các bạn nên .. làm bạn với cuốn Pronunciation in Use Advanced. Đoạn từ trang 84 tới 113 về intonation, trong hàng chục tình huống và loại câu khác nhau, sẽ cho bạn biết rất khó nên sử dụng intonation như thế nào.
Bước 5: Luyện lồng cảm xúc và nhấn nhá vào pronunciation
Lồng cảm xúc và nhấn nhá thường là khi bạn có điều kiện sống & làm việc ở nước ngoài; khi đó nhưng pronunciation patterns của người nước ngoài sẽ từ từ “ngấm” vào mình. Nếu bạn chủ động bắt chiếc, bạn có thể đẩy nhanh được quá trình ngấm này. Ngược lại, phải chỉ rõ là không phải ai đi nước ngoài cũng sẽ phát âm hay hơn, nếu bạn đó bị động trong quá trình học & tiến bộ của mình hoặc không tiếp xúc nhiều với người nước ngoài.
Vậy với những bạn ở Việt Nam, thì làm thế nào để có một môi trường như vậy?
Tin vui với các bạn, có một phương pháp có thể giúp các bạn được rất nhiều: Shadowing Technique
Shadowing là một phương pháp tương đối mới mẻ về học tiếng Anh, với rất nhiều lợi thế: luyện nghe và nói cùng một lúc, luyện được accent, intonation, stresses cùng lúc; bắt chiếc được nhấn nhá & kỹ thuật biểu thị cảm xúc của người nước ngoài.
Đầu tiên, bạn cần chọn bất kỳ giọng của người nào bạn muốn bắt chiếc theo. Nếu bạn muốn tập giọng US có thể chọn Jennifer Lawrence, giọng UK có thể chọn bạnma Watson chẳng hạn. Ngoài ra còn rất nhiều vloggers nổi tiếng của cả US và UK bạn có thể tìm trên Youtube.
***Youtube và TED Talks đều có chức năng “auto sub”, rất phù hợp với các bạn mới tập 
Sau đó bạn hãy lên google/youtube để bật tất cả các talks, talk shows của những người này để tập theo. Hãy dành 30 phút mỗi ngày để tập và bạn sẽ tiến bộ không ngờ chỉ sau 3-6 tháng.

2. TỪ VỰNG BẮT ĐẦU NHƯ THẾ NÀO

Có bột mới gột nên hồ, có từ vựng thì mới nói được chứ huống hồ là đi thi. Tin buồn là học từ vựng chả có một lối tắt nào cả. Để có nhiều từ vựng thì bạn phải học nhiều thôi. Nhưng tin vui là có cách học từ vựng thông minh và đỡ quên cho tất cả mọi người.
Về cơ bản, từ vựng theo phương pháp này được chia làm 2 dạng cơ bản: Passive vocab và active vocab
Hầu hết cái mọi người đang học thuộc là Passive vocab (học để biết nhưng không dùng được), khi bạn dùng được thì ngoài việc học ý nghĩa, phát âm, chúng ta còn cần thực hành nhiều lần, học thbạn từ gần nghĩa, trái nghĩa và collocations nữa → lúc này từ vựng của chúng mình chuyển thành Active vocab (Từ của mình và mình chủ động dùng được)
Để biết thbạn về Passsive vocab và Active vocab các bạn có thể xbạn tại link sau: https://bit.ly/307PFZj

CÁCH GHI NHỚ TỪ VỰNG “MÃI MÃI”

Dù bạn học theo hình thức nào, thì nguyên lý chỉ có một thôi. Đó là bạn phải học đủ số lần thì mới nhớ được.
Lý do rất đơn giản: trong não chúng ta có 2 phần riêng biệt để xử lý “short-term mbạnory” và “long-term mbạnory”. Khi một từ vựng được lặp đi lặp lại nhiều lần nó sẽ được chuyển từ short-term thành long-term, và khi đó nó sẽ ở bên bạn .. mãi mãi.
Vậy bao nhiêu lần là đủ? Tùy năng khiếu của bạn, số lần có thể khác nhau: 1 lần, 2 lần, hay nhiều hơn. Tuy nhiên với phần lớn mọi người, mình khuyên các bạn hãy học lại mỗi từ bạn đã học (dù bạn học bằng bất cứ hình thức gì) 4 lần vào 4 thời gian như sau:
  • Lần 1: 1 tiếng sau khi bạn mới học. Khả năng bạn còn nhớ khá cao, nhưng có thể đã có từ bạn quên rồi đấy.
  • Lần 2: 1 ngày sau khi bạn mới học.
  • Lần 3: 3 ngày sau khi bạn mới học. Lúc này phần lớn mọi người có thể đã quen từ vựng này rồi.
  • Lần 4: 1 tuần sau khi bạn mới học. Lúc này khả năng nhớ của bạn là thấp nhất, nhưng nếu bạn đã trải qua Lần 1-2-3 thuận lợi thì lần 4 sẽ dễ dàng hơn.
Nếu trong bất kỳ lần nào trong 4 lần này bạn quên, hãy đưa từ vựng đó quay lại Lần 1 và đi lại. Nếu bạn học qua flashcards hoặc phần mềm có tính năng tương tự, thì việc chuyển từ vựng giữa các nhóm để ôn lại trong các ngày khác nhau đều khá dễ dàng.
Cách đơn giản này sẽ giúp bạn nhớ từ vựng “mãi mãi”. Ngoài ra có mấy nguyên tắc các bạn nhớ nhé:
  • Luôn học ý nghĩa và phát âm song song với nhau
  • Phân định rõ bạn định học từ vựng này để làm gì, để biết (passive vocab) hay để dùng (active vocab). Để dùng (active vocab) thì ngoài việc học ý nghĩ, phát âm, chúng ta còn cần thực hành nhiều lần, học thbạn từ gần nghĩa, trái nghĩa và collocations nữa.
Với đa phần người học, học từ vựng có thể là cầm được 1 list từ hay, rồi.. học thuộc nghĩa, sau đó ôn đi ôn lại nghĩa đó cho tới khi thuộc thì thôi. Quan điểm của mình là, cách học này chỉ phù hợp cho Listening & Reading thôi.

3. NGỮ PHÁP BẮT ĐẦU NHƯ THẾ NÀO

Ez game, thui bạn đừng có nghĩ nữa, cứ cày bộ Grammar in Use từ đầu là được. Học và làm bài tập đều đặn (Bộ tài liệu này đủ trình độ từ band 1 lên 9 nên các bạn cứ yên tâm cày nha)
Bộ sách huyền thoại English Grammar in Use
Đủ 3 phần:
– Basic – Band 1.0-5.0
– Intermediate – 5.0-7.0
– Advanced – 7.0-9.0
Link down đây các bạn ^^:
Cuối cùng, đáng ra câu hỏi này mình nên đặt lên đầu tiên nhưng sợ mọi người lướt qua thấy nó sao rỗng quá mà không lướt xuống đọc nội dung tiếp theo, thế nên mình để xuống cuối vậy:
Mục đích của bạn khi học ielts là gì? Với mình, mình xác định trước khi bước vào một cuộc chơi nào đấy, mình sẽ mất gì và được gì. Cái được thì chính là mục đích của bạn, còn cái mất mình coi như một khoản đầu tư. MÌnh biết khi bước vào học ielts mình sẽ mất thời gian, tiền bạc và có n lần chán nản. Chỉ khi mình đã xác định được cái giá và sẵn sàng trả giá, thì có chán nản 1000 lần mình vẫn vượt qua được (do nó nằm trong dự tính ngay từ đầu của mình rồi).
Tác Giả: XUÂN CÙ