Những lỗi sai phổ biến khiến bạn không thể nâng band điểm Ielts

0
405

1. “Tự học trước rồi tìm nơi luyện thi sau”

Nhiều bạn nghĩ rằng nên tự học IELTS trước, sau đó mới tìm nơi để luyện thi IELTS. Tuy nhiên,nếu không có người hướng dẫn, bạn sẽ dễ thường rơi vào tình cảnh học mà không hiểu, hay tưởng mình đã hiểu nhưng thật ra… chưa hiểu gì.

Tự học IELTS khi chưa có nền tảng khiến bạn vừa tốn thời gian, công sức mà lại không đạt được kết quả mong muốn.

2. Quá nóng vội để nâng band IELTS

Ai cũng muốn có thành quả sớm khi luyện thi. Tuy nhiên, luyện thi IELTS là cả một quá trình. Nâng band IELTS cũng không phải chuyện bạn có thể làm trong ngày một ngày hai. Quá nóng vội sẽ khiến các bạn rơi vào thế bị “tắc”, không biết phải làm gì tiếp theo.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên hấp tấp lao vào giai đoạn giải đề nếu chưa có kiến thức nền tảng. Bởi khi bạn chưa có hoặc chưa nắm rõ được các kỹ năng, chiến lược và chiến thuật làm các dạng đề thì cho dù bạn có luyện rất nhiều cuốn Cambridge, làm trăm đề IELTS thì vẫn rất khó để mà nâng cao trình độ lần band điểm của mình.

Giải pháp

Lời khuyên cho bạn là thay vì đặt những mục tiêu quá chung chung (đạt 7.0 trong 3 tháng), hay thiếu thực tế (học 6 tiếng/ngày), bạn hãy đặt ra những mục tiêu nhỏ hơn và biến nó thành thói quen. (ví dụ: mỗi ngày đọc 1 tin tức bằng tiếng Anh,..)

Bên cạnh đó, hãy trang bị các kỹ năng, chiến lược và chiến thuật một cách đầy đủ trước. Bởi khi bạn đã biết ứng dụng các phương pháp làm bài với vào từng dạng đề cụ thể, thì bạn mới nên tìm đến bộ đề để luyện tập. Để làm được điều này, cách tốt nhất là bạn nên tìm thầy (cô) để học tập hoặc bạn bè, anh chị, những người có kinh nghiệm, có khả năng hướng dẫn.

3.”Dùng từ vựng “khủng” là cách nâng band IELTS nhanh nhất”

Một hiểu lầm điển hình của nhiều bạn học IELTS là đi sưu tầm thêm từ vựng nâng cao với hy vọng rằng việc sử dụng những cụm từ này trong bài thi như Viết, Nói sẽ giúp mình tăng band điểm.

Dĩ nhiên, IELTS yêu cầu bạn phải dùng từ mang tính học thuật (academic), nhưng điều này không đồng nghĩa với việc dùng từ quá cao siêu.

Đối với Writing, nếu bạn không đáp ứng được yêu cầu bài viết, lập luận rời rạc, còn mắc lỗi ngữ pháp,… thì từ vựng “academic” đến đâu cũng khó mà kéo được điểm của bạn lên. Chưa kể, những cụm từ này chỉ thực sự phát huy tác dụng khi được đặt vào đúng ngữ cảnh và phù hợp với văn phong của toàn bộ bài viết. Giám khảo IELTS hoàn toàn dễ dàng nhận ra việc bạn đang cố gắng “nhồi” từ vựng mà không hiểu được cặn kẽ vấn đề.

Đối với Speaking, nếu bạn dùng từ quá hàn lâm trong khi bản thân không hiểu rõ nghĩa, hay phát âm không chuẩn thì điểm còn tệ hơn là dùng từ đơn giản nhưng dễ hiểu và phát âm chuẩn.

Trên thực tế, phần lớn bạn đạt điểm IELTS cao (8.0-8.5) là do họ thể hiện được khả năng giao tiếp tiếng Anh một cách tự nhiên và trôi chảy. Nếu họ có dùng những cụm từ nâng cao hay idiom (thành ngữ), thì đây là do cách diễn đạt tự nhiên của họ, chứ không phải học vẹt.

Giải pháp

Điều giám khảo IELTS muốn thấy ở bạn là họ có thể trình bày trực tiếp vào vấn đề, cụ thể và đơn giản.

Người bản ngữ có câu: “Simplicity is key” (Sự đơn giản là chìa khóa), và đó chính là tư duy bản ngữ. Thay vì chỉ chăm chăm đi học từ vựng, hãy rèn luyện từ tư duy. Nói cách khác, hãy học cách diễn đạt sao cho logic, lập luận thế nào cho dễ hiểu trước.

4. “Học theo các bài mẫu band cao thì điểm cũng sẽ cao theo”

Nhiều bạn khi đi thi IELTS về, hay các thầy cô giáo,… thường chia sẻ những câu trả lời hay ‘sample answer’ trên các cộng đồng ôn luyện thi, khiến nhiều bạn lầm tưởng rằng cứ dùng những bài mẫu này thì điểm cũng sẽ cao như các thầy cô vậy.

Tuy nhiên, cách học thuộc này chỉ mang tính đối phó và thụ động. Khi gặp đề không trúng “tủ”, bạn sẽ lúng túng. Hơn nữa, với các giám khảo kinh nghiệm, họ hoàn toàn nhận ra bạn chỉ đang “nhắc lại” những gì đã học thuộc.

Giải pháp

Điều này không có nghĩa là những bài mẫu không có tác dụng hay việc sử dụng bài mẫu trong quá trình luyện thi là sai lầm. Chìa khóa ở đây là cách tận dụng chúng.

Thay vì chỉ đọc bài mẫu từ vựng; hãy phân tích xem bài mẫu đó có những ưu điểm gì? Vì sao nó đạt điểm cao?

Thay vì chỉ ngồi lọc ý tưởng từ bài mẫu, hãy xem ý tưởng đó được triển khai như thế nào.

5. Không chịu “làm lại”

Đối với IELTS Listening hay Reading, việc làm đề mới rồi tra đáp án lúc nào cũng gây hứng thú hơn là việc làm đi làm lại một đề nhiều lần.

Đối với IELTS Writing, nhiều bạn thường thích viết nhiều đề, hoặc là đọc và học từ vựng trong bài mẫu.

Trên thực tế, chính công đoạn “làm lại đề cũ” này mới là cái giúp bạn tiến bộ.

Bởi với mỗi đề thi đã làm, ta cần thời gian để nghiền ngẫm, xem mình thường mắc sai lầm ở đâu, vì sao mình lại sai điểm đó, làm thế nào để mình làm cho đúng điểm đó, từ đó tìm cách khắc phục để không mắc lại lỗi đó nữa.

Còn nếu chỉ chú tâm vào làm đề mới, khả năng là bạn khó mà biết hết được những “lỗ hổng” trong kỹ năng của mình.

Công đoạn “làm lại” này là cực kì dễ nản. Nhưng một một khi đã chú tâm, bạn có thể sẽ nâng band rất nhanh.

Bạn có thể áp dụng việc “làm lại” này với cả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết để giúp nâng cao điểm số của mình.

 

IELTS expert