Tổng hợp thông tin về chứng chỉ Cambridge

0
193

1. Chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge là gì?

Kỳ thi Anh ngữ Cambridge (Cambridge English Language Assessment) là một hệ thống kiểm tra kỹ năng tiếng Anh với nhiều cấp độ. Nhằm đánh giá trình độ và khả năng sử dụng ngoại ngữ của người thi, cấp chứng chỉ Cambridge.

Chứng chỉ Cambridge
Chứng chỉ Cambridge

Kỳ thi được đảm trách bởi Hội Đồng Khảo Thí Tiếng Anh Trường Đại Học Cambridge (Cambridge ESOL), một bộ phận của Trường Đại Học Cambridge tại Vương Quốc Anh, và là một nhánh của Cambridge Assessment, một tổ chức uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực đánh giá chất lượng giáo dục.

Bao gồm đủ 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Thí sinh có thể tự đánh giá một cách chính xác và trực quan trình độ trong việc học tiếng Anh. Với nhiều cấp độ thi, chứng chỉ Cambridge tạo điều kiện cho thí sinh nâng cao từng kỹ năng Tiếng Anh của mình một cách có hệ thống.

2. Các cấp độ của chứng chỉ Cambridge

Các cấp độ của chứng chỉ Cambridge
Các cấp độ của chứng chỉ Cambridge

2.1 STARTERS – Kỳ thi Cambridge English: Young Learners thứ nhất

Starters, còn được gọi là Young Learners English. Starters, là bước khởi đầu trong hành trình học ngoại ngữ của trẻ. Bài thi được thiết kế vui nhộn và đầy hứng thú, nhằm giới thiệu cho các em làm quen với tiếng Anh nói và viết hàng ngày.

Starters là bài thi đầu tiên trong số ba bài thi của Cambridge English: Young Learners, dành cho học sinh bậc giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.

Cambridge English: Starters là cấp độ nào?

Kỳ thi Cambridge English: Starters ở dưới trình độ A1 trong Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu (CEFR). Nó tạo cho các bạn một nền tảng tốt trong việc học ngoại ngữ.

2.2 MOVERS – Kỳ thi Cambridge English: Young Learners thứ hai

Movers, còn được gọi là Young Learners English. Movers, là bước thứ hai trong hành trình học ngoại ngữ của trẻ sau khi vượt qua Cambridge English: Starters. Đây là phương pháp tuyệt vời giúp trẻ xây dựng các kỹ năng ngôn ngữ và tiến bộ hơn trong việc học tiếng Anh.  Movers là bài thi thứ hai trong số ba bài thi của Cambridge English: Young Learners, dành cho học sinh bậc giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.

Cambridge English: Movers là cấp độ nào?

Bài thi Cambridge English: Movers được xếp ở Trình độ A1 trong Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu (CEFR). Ở cấp độ này, bạn có thể kỳ vọng ở trẻ:

  • Hiểu được các hướng dẫn cơ bản hoặc tham gia vào một cuộc trò chuyện thực tế ở mức độ cơ bản về một chủ đề có thể đoán được.
  • Hiểu được các thông báo, các hướng dẫn hoặc thông tin cơ bản
  • Hoàn thành các mẫu cơ bản và viết các đoạn ngắn, bao gồm thời gian, ngày tháng và địa điểm.

2.3 FLYERS – Kỳ thi Cambridge English: Young Learners thứ ba

 

Flyers, còn được gọi là Young Learners English. Flyers, là bước kế tiếp trong hành trình học ngoại ngữ của trẻ sau khi vượt qua Cambridge English: Movers. Flyers là bậc cao nhất trong số ba bài thi của Cambridge English: Young Learners dành cho học sinh bậc giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.

Cambridge English: Flyers là cấp độ nào?

Kỳ thi Cambridge English: Flyers được xếp ở Trình độ A2 trong Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu (CEFR). Ở cấp độ này, trẻ có thể:

  • Hiểu được tiếng Anh viết đơn giản
  • Giao tiếp trong các tình huống tương tự
  • Hiểu được các thông báo ngắn gọn và các chỉ dẫn bằng lời đơn giản
  • Hiểu và sử dụng được các cụm từ và mẫu câu đơn giản
  • Tự giới thiệu về bản thân và trả lời các câu hỏi cơ bản về thông tin cá nhân
  • Tương tác với những người nói tiếng Anh khi họ nói chậm và rõ ràng
  • Viết được những câu ngắn gọn, đơn giản

Các bài thi Starters, Movers, Flyers bao gồm tất cả 4 kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc và viết.

2.4 CAMBRIDGE ENGLISH: KEY (KET)

Cambridge English: Key, còn được gọi là Key English Test (KET), là văn bằng chứng chỉ cấp độ cơ bản cho biết bạn có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong các tình huống đơn giản. Nó chứng tỏ bạn đã có một khởi đầu tốt trong việc học tiếng Anh.

KET là văn bằng chứng chỉ trình độ cơ bản chứng tỏ rằng bạn có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong các tình huống đơn giản.

Cambridge English: Key (KET) là cấp độ nào?

Cambridge English: Key được xếp ở Trình độ A2 trong Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu (CEFR). Đạt đến cấp độ này nghĩa là bạn có thể:

  • Hiểu và sử dụng các cụm từ và mẫu câu cơ bản
  • Tự giới thiệu về bản thân và trả lời các câu hỏi cơ bản về thông tin cá nhân
  • Tương tác với những người nói tiếng Anh khi họ nói chậm và rõ ràng
  • Viết được những câu ngắn gọn, đơn giản.
  • Chuẩn bị cho kỳ thi Cambridge English: Key sẽ cung cấp cho bạn những dạng kỹ năng thực hành ngôn ngữ này.

2.5 CAMBRIDGE ENGLISH: PRELIMINARY (PET)

Preliminary, còn được gọi là Preliminary English Test (PET), là văn bằng chứng chỉ trình độ trung cấp. Nó chứng tỏ bạn có khả năng sử dụng các kỹ năng tiếng Anh trong công việc, học tập và du lịch.

Cambridge English: Preliminary chứng tỏ bạn có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với người bản xứ trong cuộc sống hàng ngày.

Kỳ thi sẽ giúp bạn cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ để bạn có thể

  • Xử lý các tình huống hàng ngày
  • Đọc các sách tài liệu đơn giản hay các bài báo trong tạp chí
  • Viết thư về các chủ đề quen thuộc
  • Ghi chép tóm tắt trong một cuộc họp.

Preliminary (PET) là cấp độ nào?

Cambridge English: Preliminary được xếp ở Trình độ B1 của Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu (CEFR). Đạt đến cấp độ này nghĩa là bạn có thể:

  • Hiểu được những ý chính của các chỉ dẫn minh bạch hoặc các thông báo công khai
  • Xử lý hầu hết các tình huống gặp phải khi đang đi du lịch ở một đất nước nói tiếng Anh
  • Đặt những câu hỏi đơn giản và tham gia vào các cuộc hội thoại thực trong môi trường làm việc
  • Viết thư/email hay ghi chép tóm tắt các vấn đề quen thuộc.

Việc chuẩn bị cho kỳ thi Cambridge English: Preliminary sẽ trang bị cho bạn những kỹ năng ngôn ngữ thực hành này.

3. Ngoài ra Chứng chỉ Cambridge con có các trình độ tiếp theo như:

Chứng chỉ FCE:

Chứng chỉ ở cấp độ Trung Cấp, tương đương với bằng B2 của Châu Âu. Tại cấp độ ngày người học có thể giao tiếp những tình huống đa dạng hơn trong học tâp, công việc . FCE có thể dùng để du học hay làm việc tại nước ngoài.

Chứng chỉ CAE:

Chứng chỉ cao cấp tương đương với bằng C1 của Châu Âu. Tại cấp độ ngày người học có thể tự tin giao tiếp ở hầu hết mọi lĩnh vực

Chứng chỉ CPE:

Chứng chỉ cao cấp tương đương bằng C2 của Châu Âu. Tại cấp độ ngày người học tự tin giao tiếp hiệu quả tất cả lĩnh vực lưu loát như người bản xứ.

Để có cái nhìn tổng quan và toàn diện hơn, RES xin giới thiệu tới các bạn Bảng quy đổi chứng chỉ Cambridge so với các chứng chỉ khác dưới đây:

4. Thời hạn sử dụng của chứng chỉ Cambridge

Khác với thời hạn bằng chứng chỉ IELTS, TOEFL hay TOEIC chỉ có 2 năm, bạn chỉ cần thi 1 lần chứng chỉ Cambridge và có thể sử dụng mãi mãi.

5. Các đơn vị tổ chức kỳ thi chứng chỉ Cambridge tại Việt Nam

Hiện tại, có khoảng 2.700 trung tâm tại 130 quốc gia tổ chức các kỳ thi Cambridge. Tại Việt Nam, đã có nhiều trung tâm được Cambridge đồng ý tổ chức các kỳ thi lấy chứng chỉ Cambridge.

Bạn có thể lựa chọn trung tâm phù hợp để đăng ký dự thi, bao gồm:

  • Trung tâm mở: Là trung tâm được ủy quyền tổ chức các kỳ thi lấy chứng chỉ Cambridge cho tất cả các thí sinh, kể cả những thí sinh không luyện thi tại trung tâm này. Nhiều trung tâm mở ra cũng tổ chức các khóa luyện thi tiếng Anh Cambridge.
  • Trung tâm ủy quyền: ​​Trung tâm được phép tổ chức các kỳ thi lấy chứng chỉ Cambridge chỉ dành cho các học viên đang học để chuẩn bị cho các kỳ thi tại trung tâm. Các trung tâm này không được phép tổ chức thi cho những người không theo học tại trung tâm.

Hoặc bạn có thể sử dụng công cụ tra cứu trực tuyến của Cambridge English và tìm địa điểm thi phù hợp trên trang web chính thức của Cambridge. Lệ phí đóng theo quy định của Cambridge English.

 

IELTS expert