I. Mệnh đề quan hệ (Relative Clauses)
1. Mệnh đề quan hệ là gì?
Mệnh đề quan hệ (mệnh đề tính ngữ) giữ chức năng như một tính từ, dùng để bổ nghĩa cho danh từ, và được đặt ngay sau danh từ. Mệnh đề quan hệ giúp cho không bị lặp lại thông tin. Mệnh đề quan hệ nếu được sử dụng đúng và linh hoạt trong bài IELTS Writing sẽ giúp cho diễn đạt ý được gãy gọn và cải thiện điểm của tiêu chí Grammar.
2. Các loại mệnh đề quan hệ
Có 2 loại mệnh đề quan hệ – một chủ điểm ngữ pháp ăn điểm trong IELTS Writing: mệnh đề bổ nghĩa cho danh từ hoặc cụm danh từ, ở 2 dạng là mệnh đề quan hệ xác định và không xác định (defining và non-defining relative clauses). Mệnh đề bổ nghĩa cho cả câu hoặc cả mệnh đề.
2.1. Mệnh đề quan hệ xác định – Defining relative clauses
Mệnh đề quan hệ xác định đưa thông tin chính về chủ thể được nhắc tới, và đứng ngay sau chủ thể mà nó bổ nghĩa. Thường đi với các đại từ quan hệ là who, that, which, whose, whom.
Một số lưu ý khi sử dụng mệnh đề quan hệ:
- Đại từ quan hệ có thể bổ nghĩa cho chủ ngữ (subject) hoặc tân ngữ (object) của động từ
- Khi Đại từ quan hệ là tân ngữ của động từ, ta có thể bỏ tân ngữ
- Không sử dụng dấu phẩy trong mệnh đề quan hệ xác định
- Khi đại từ quan hệ là chủ ngữ của mệnh đề quan hệ, ta không sử dụng đại từ nhân xưng hoặc danh từ trong mệnh đề quan hệ nữa, vì chủ ngữ là giống nhau
- Khi đại từ quan hệ là tân ngữ của mệnh đề quan hệ, ta không sử dụng đại từ nhân xưng hay danh từ trong mệnh đề quan hệ, vì tân ngữ là giống nhau
2.2. Mệnh đề quan hệ không xác định – Non-defining relative clauses
Mệnh đề quan hệ không xác định cung cấp thông tin thêm về chủ thể, có thể không phải thông tin chính. Thường đi với các đại từ quan hệ là: who, which, whose, whom. KHÔNG sử dụng đại từ quan hệ ”that”. Khi sử dụng mệnh đề quan hệ không xác định, ta sử dụng dấu phẩy.
II. Chủ ngữ giả (Dummy Subjects)
1. Chủ ngữ giả là gì?
Trong tiếng Anh đây là một chủ điểm ngữ pháp ăn điểm trong IELTS Writing. Có 2 loại chủ ngữ giả được dùng phổ biến nhất là “There” và “It”. Lý do chúng có tên gọi đó là bởi vì chúng không ám chỉ 1 đối tượng cụ thể mà chỉ có tác dụng về mặt ngữ pháp là đóng vai trò làm chủ ngữ cho câu.
Chủ ngữ giả – chủ điểm ngữ pháp ăn điểm trong IELTS Writing được dùng rất phổ biến trong các bài viết học thuật, đặc biệt sẽ hữu ích khi cần đưa ra một quan điểm mạnh và có tính thuyết phục hơn.
2. Chủ ngữ giả It
Ta thường sử dụng “it” là chủ ngữ giả với các tính từ và bổ ngữ (complements).
3. Chủ ngữ giả There
“There” thường được sử dụng trong cấu trúc “There is” hoặc “There are”. There is/ are chỉ sự tồn tại của chủ thể trong một địa điểm hay tình huống cụ thể.
III. Đảo ngữ (Inversion Structures)
1. Đảo ngữ là gì?
Đảo ngữ là hình thức đảo ngược trật tự từ bình thường trong cấu trúc câu, phổ biến nhất là trật tự chủ ngữ và động từ hoặc trợ động từ nhằm mục đích nhấn mạnh một sự việc hay chủ thể được nhắc đến trong câu.
Câu đảo ngữ có tính formal (trang trọng) và có thể sử dụng cấu trúc ngữ pháp ăn điểm trong IELTS Writing này để áp dụng vào văn viết học thuật của bài Writing. Việc sử dụng kết hợp câu đảo ngữ sẽ làm tăng sự đa dạng về ngữ pháp trong bài viết của thí sinh, là một trong những yếu tố có thể giúp thí sinh đạt được band điểm ngữ pháp tốt hơn.
Tuy nhiên đây là một dạng ngữ pháp ăn điểm trong IELTS Writing có cấu trúc khó và phức tạp, sẽ phù hợp với người viết có band điểm viết từ 7 trở lên.
2. Một số cấu trúc đảo ngữ thường sử dụng trong IELTS Writing
- Not only … but also
- Not only + trợ động từ + S + V1, but S also V2
3. Dạng đảo ngữ của câu điều kiện
Loại câu điều kiện thường được sử dụng nhất trong bài Writing là câu điều kiện loại 1 – cấu trúc ngữ pháp ăn điểm trong IELTS Writing với cấu trúc đảo ngữ như sau:
- Câu điều kiện loại 1: If clause => Should + S + V
IELTS expert