Học sinh nên chú trọng bài luận, hoạt động ngoại khóa và thư giới thiệu để tạo nên điểm khác biệt, tăng tỷ lệ trúng tuyển đại học top đầu Mỹ.
Theo ông Trần Đắc Minh Trung, Giám đốc phụ trách Du học tại American Study, trong kỳ tuyển sinh sớm (Early Decision) gần đây, nhiều đại học trong top 30 của Mỹ có xu hướng giảm tỷ lệ chấp thuận so với các năm trước đây, mặc dù số lượng hồ sơ nộp vào tăng lên. Ví dụ, Đại học Yale chỉ hơn 700 sinh viên trúng tuyển trong hơn 7.850 hồ sơ gửi về, tỷ lệ chấp nhận là 9,02%. Con số này cũng là tỷ lệ chấp nhận thấp nhất của trường trong 20 năm qua. Điều này cũng xảy ra tương tự với các đại học top đầu khác như Emory hay Rice.
Dựa trên con số về tỷ lệ chấp thuận của các trường, ông nhận định nhóm học sinh giỏi đang ngày càng cạnh tranh hơn. Vì thế, học sinh cần chuẩn bị một chiến lược rõ ràng và có kế hoạch từ sớm để sẵn sàng từ kỳ tuyển sinh sớm.
“Để cạnh tranh vào một trường đại học top đầu của Mỹ, khả năng học thuật xuất sắc chỉ là điều kiện cần. Học sinh cần thể hiện bản thân là một ứng viên toàn diện qua việc xây dựng các yếu tố khác như hoạt động bên ngoài lớp học, bài luận, thư giới thiệu…”, Giám đốc phụ trách du học chia sẻ.
Với điểm số, ngoài điểm GPA cần duy trì ở mức tốt qua các năm cấp ba, học sinh nên sở hữu thêm chứng chỉ IELTS và SAT. Một số trường không còn bắt buộc chứng chỉ này, tuy nhiên, với các trường top đầu, SAT cao từ 1400 vẫn là một lợi thế, có thể giúp ứng viên nhận thêm học bổng.
Yếu tố thứ hai cần tập trung chú trọng là bài luận. Qua đây, học sinh thể hiện màu sắc cá nhân, nêu bật tư duy khác biệt để nhà tuyển sinh ghi nhớ ứng viên là ai. “Các bạn nên tập trung toàn bộ thời gian, công sức vào bài luận vì đây là điều có thể thay đổi quyết định của hội đồng tuyển sinh”, ông nhấn mạnh.
Vị chuyên gia cũng cho biết thêm, học sinh nên tham gia các hoạt động ngoại khóa liên quan đến tài năng và đam mê, tập trung vào chất lượng, thay vì chạy theo số lượng. Các em có thể trải nghiệm việc liên quan đến chuyên ngành, tham gia cuộc thi, giải thưởng, nghiên cứu khoa học, làm sản phẩm sáng tạo…
Cuối cùng, ứng viên cần có thư giới thiệu để tăng lợi thế cạnh tranh. Theo ông Trung, đối với các trường top cao, yếu tố này là một phần quan trọng trong hồ sơ. Từ những “bình luận” của thầy cô giáo chủ nhiệm hay giáo viên bộ môn, cán bộ tuyển sinh có thể hiểu thêm đầy đủ về con người, tính cách của học sinh, từ đó, đưa ra quyết định nhận học.
Đại diện American Study cũng khẳng định, dù sự cạnh tranh khá gay gắt nhưng nhiều học sinh của trung tâm đã trúng tuyển các đại học top đầu Mỹ như Yale, Brown, Tufts… với suất học bổng toàn phần nhờ áp dụng chiến lược toàn diện, khai thác tối đa tiềm năng cá nhân.
“Ngoài củng cố năng lực học thuật, mỗi học sinh khi đến với American Study sẽ được đào sâu khám phá bản thân, khơi dậy đam mê để tạo nên câu chuyện mang màu sắc cá nhân, phù hợp với giá trị các trường tìm kiếm”, ông Trung cho biết.
Trong đó, Nguyễn Khánh Ly (học sinh lớp 12 chuyên Anh 1 của trường THPT chuyên Sư phạm Hà Nội) trúng tuyển vào Đại học Yale, ngôi trường thuộc khối Ivy League và top 5 đại học tốt nhất nước Mỹ, theo U.S. News, với học bổng toàn phần trị giá 8,9 tỷ đồng. Nữ sinh có bộ hồ sơ mang màu sắc cá nhân, thể hiện hai lĩnh vực đam mê của bản thân: lịch sử và ngoại giao.
Thông qua việc xây dựng danh sách hoạt động ngoại khóa, bài luận liên quan đến niềm đam mê này, Khánh Ly đã thuyết phục được ban tuyển sinh đại học Yale trao suất học bổng giá trị lớn.
Chu Quỳnh Nhi (nữ sinh lớp Anh 1 trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam) cũng xuất sắc nhận suất học bổng toàn phần 9,3 tỷ đồng của Đại học Brown nhờ bài luận sâu sắc và khác biệt về bản thân.
“Ngoài thành tích ấn tượng của Khánh Ly, Quỳnh Nhi, trong kỳ tuyển sinh vừa qua, nhiều học sinh của American Study cũng trúng tuyển các trường đại học top 50 Mỹ khác như Cornell, Vanderbilt, Emory, Tufts, New York, Boston…”, ông Trung nói thêm.
Nguồn: VNExpress/ Thiên Minh